Sử dụng Phương_ngữ_tiếng_Việt

Bài viết hay đoạn này có thể chứa nghiên cứu chưa được công bố. Xin hãy cải thiện bài viết bằng cách thêm vào các chú thích tham khảo. Những khẳng định chứa các nghiên cứu chưa công bố cần được loại bỏ.

Phương ngữ vùng nào tất nhiên được người dân vùng đó dùng để giao tiếp. Tuy nhiên ngoài ra còn có một số đặc điểm sau.

Phương ngữ miền Bắc được dùng nhiều trong các kênh thông tin đại chúng của quốc gia như Đài Truyền hình Việt Nam. Tuy ngày càng có xu hướng nhiều chương trình bắt đầu có người dẫn chương trình dùng phương ngữ miền Nam nhưng vẫn chiếm tỉ lệ khá thấp trong khi phương ngữ miền Trung dường như vắng bóng. Chẳng hạn như trong chương trình thời sự lúc 19 giờ hằng ngày, chương trình được xem là quan trọng và được hầu hết các đài truyền hình địa phương tiếp sóng, chỉ có 2 biên tập viên dùng phương ngữ miền Nam. Tuy vậy, lời dẫn chương trình của các bản tin được gửi về từ địa phương có thể là phương ngữ của vùng đó, ví dụ bản tin từ Quảng Bình được nói bằng giọng Quảng Bình.

Trong khi hát, các ca sĩ dẫu trong Nam hay ngoài Bắc, kể cả hải ngoại đều dùng phương ngữ miền Bắc[cần dẫn nguồn]. Có một số trường hợp dùng phương ngữ địa phương do tính chất bài hát (chẳng hạn ca sĩ Cẩm Ly) hoặc dân ca địa phương hoặc vọng cổ (phương ngữ miền Nam). Tuy nhiên, trong nhiều bài tân cổ giao duyên, thì phần tân cũng được hát bằng phương ngữ miền Bắc trong khi phần cổ được hát bằng phương ngữ miền Nam.